NÂNG CAO KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU TIẾNG PHÁP HIỆU QUẢ NHỜ ĐỌC SÁCH & TRUYỆN

Một trong những phương pháp học tiếng Pháp hiệu quả đó là tạo điều kiện cho bản thân tiếp xúc với tiếng Pháp mỗi ngày. Không có gì khó khi bạn có thể dễ dàng tìm đọc những quyển sách và truyện tiếng Pháp, đó có thể là sách giấy hoặc sách điện tử, miễn là bạn cảm thấy thoải mái. 

Đọc sách và truyện tiếng Pháp có những lợi ích gì?

Đọc sách và truyện tiếng Pháp không chỉ mang lại niềm vui mà còn đem đến những lợi ích rõ rệt đối với sự phát triển của mỗi cá nhân. Dưới đây là 3 lợi ích chính mà bạn có thể thu được khi đắm mình vào thế giới của văn học Pháp.

1. Nâng cao vốn từ vựng tiếng Pháp nhanh chóng, hiệu quả

Đọc sách và truyện tiếng Pháp là một trong nhiều cách hiệu quả để mở rộng vốn từ vựng tiếng Pháp của bạn. Những tác phẩm văn học Pháp thường sử dụng ngôn từ phong phú, đa dạng về ngữ nghĩa và cấu trúc câu. Khi đọc những tác phẩm văn học tiếng Pháp, bạn sẽ dần quen thuộc với các cách diễn đạt tự nhiên qua từng ngữ cảnh cụ thể, biến vốn từ vựng tiếng Pháp cơ bản hàng ngày trở thành những từ vựng tiếng Pháp trau chuốt và nâng cao hơn. Từ đó, bạn không chỉ tự tin hơn khi giao tiếp tiếng Pháp mà còn giúp bạn tăng phản xạ đọc tiếng Pháp “mượt” và hay hơn.

2. Cải thiện ngữ pháp tiếng Pháp

Sách hoặc truyện tiếng Pháp có các cấu trúc ngữ pháp, thì và thức, thành ngữ, tục ngữ tiếng Pháp từ đơn giản đến phức tạp, giúp bạn học được cách hình thành câu tiếng Pháp, ứng dụng được các cấu trúc văn phong và cách diễn đạt tự nhiên, đúng với ngữ cảnh và thực tiễn.

3. Mở rộng kiến thức văn hóa Pháp

Văn học Pháp không chỉ dừng lại ở ngôn ngữ mà còn là cửa sổ mở ra những góc nhìn mới về văn hóa, lịch sử và xã hội của nước Pháp. Từ những tác phẩm kinh điển của Victor Hugo đến những truyện ngắn hiện đại của các tác giả đương thời, bạn sẽ được đưa đến những góc nhìn đa chiều về cuộc sống và giá trị văn hóa của người Pháp.

Đọc thêm bài viết liên quan:

Chọn đọc sách và truyện tiếng Pháp như thế nào?

Để chọn đọc sách và truyện tiếng Pháp phù hợp, bạn có thể áp dụng các bước sau:

1. Xác định trình độ và mục tiêu của bạn

– Trình độ: Bạn nên bắt đầu từ những sách phù hợp với trình độ hiện tại của mình. Nếu bạn mới bắt đầu học tiếng Pháp, bạn có thể chọn những quyển sách hoặc truyện tiếng Pháp trình độ vỡ lòng (A1) với từ vựng tiếng Pháp cơ bản, lối hành văn đơn giản và câu từ tiếng Pháp ngắn gọn. Sau đó, bạn có thể từ từ chuyển sang những cuốn sách tiếng Pháp khó hơn.

– Mục tiêu: Bạn có thể đặt mục tiêu như cải thiện khả năng đọc hiểu tiếng Pháp, mở rộng vốn từ vựng tiếng Pháp, hay thưởng thức tinh hoa văn học Pháp.

2. Lựa chọn sách và truyện tiếng Pháp phù hợp

– Theo chủ đề yêu thích (tiểu thuyết, truyện tranh, ngụ ngôn, …): Nên chọn những quyển sách hoặc truyện tiếng Pháp có chủ đề mà bạn quan tâm hoặc thích thú, điều này sẽ giúp bạn duy trì đam mê học tiếng Pháp, đồng thời giúp bạn tiếp cận tiếng Pháp theo cách tự nhiên hơn.

Sách song ngữ tiếng Pháp và tiếng Việt: Nếu bạn cảm thấy khó khăn với sách tiếng Pháp thuần túy, bạn có thể chọn sách song ngữ. Khi đó, bạn sẽ gián tiếp xây dựng được một tư duy linh hoạt để hiểu và so sánh tiếng Pháp và tiếng Việt, tạo góc nhìn đa chiều, tư duy phản biện khi tiếp cận một vấn đề mới. 

Một vài quyển sách / truyện tiếng Pháp “quốc dân” giúp tăng hiệu quả đọc hiểu tiếng Pháp

1. Le Petit Prince

– Tác giả: Antoine de Saint-Exupéry (Pháp)

– Tên tiếng Việt: Hoàng tử bé

– Năm xuất bản: 1943

– Thể loại: Tiểu thuyết

– Độ dài: 27 chương

– Nội dung: Truyện lấy cảm hứng từ một vụ rơi máy bay ở sa mạc Sahara (Libya) trên hành trình tới Sài Gòn. Tác phẩm đề cập đến những chủ đề sâu sắc như cuộc sống, cái chết, tình bạn và những mối bận tâm trong cuộc sống. 

– Trình độ: Intermédiaire (A2)

2. Le Papa de Simon

– Tác giả: Guy de Maupassant (Pháp)

– Tên tiếng Việt: Bố của Xi-mông

– Năm xuất bản: 1879

– Thể loại: Truyện ngắn

– Nội dung: Cậu bé Xi-mông khoảng 7 – 8 tuổi lần đầu đến trường bị lũ bạn chế giễu vì không có bố nên cậu bé đã đánh nhau với lũ bạn và có ý định tự tử nhưng nghĩ đến nhà, đến mẹ, cậu bé lại bật khóc. Thấy vậy, bác thợ Phi-líp đã nhận cậu bé làm con nuôi. Truyện ngắn này còn được chưa vào chương trình Ngữ văn tại Việt Nam.

– Độ dài: 1 chương (Trích từ tập truyện ngắn Sáng Trăng của Guy de Maupassant)

– Trình độ: Intermédiaire (A2)

3. Notre-Dame de Paris

– Tác giả: Victor Hugo (Pháp)

– Tên tiếng Việt: Thằng gù nhà thờ Đức Bà Paris

– Năm xuất bản: 1831

– Thể loại: Tiểu thuyết lãng mạn

– Độ dài: 59 chương (chia thành 11 quyển)

– Nội dung: Câu chuyện xoay quanh mối tình đầy bất hạnh và nghiệt ngã giữa Quasimodo và Esméralda. Đây không chỉ là một câu chuyện tình yêu đầy bi thương với những tình tiết éo le đan xen, ranh giới giữa yêu thương và thù hận chỉ là sợi chỉ nhỏ mỏng manh mà còn thể hiện một cái nhìn sâu sắc về những góc khuất u tối trong xã hội và ở chính lòng người.

– Trình độ: Intermédiaire (A2) – Seuil (B1)

4. Dix Petits Nègres

– Tác giả: Agatha Christie (Anh)

– Tên tiếng Việt: Và rồi chẳng còn ai (Tựa cũ: Mười người da đen nhỏ)

– Năm xuất bản: 1939

– Thể loại: Tiểu thuyết trinh thám

– Độ dài: 296 trang

– Nội dung: Tiểu thuyết nói về loạt vụ án bí ẩn trên hòn đảo Soldier Island, lần lượt 10 người thuộc đủ mọi tầng lớp và lứa tuổi đã thiệt mạng theo nhiều cách khác nhau tương ứng với bài đồng dao man rợ trong phòng ngủ mà không có sự hiện diện hay dấu vết của thủ phạm.

– Trình độ: Intermédiaire (A2) – Seuil (B1)

5. L’Étranger

– Tác giả: Albert Camus (Pháp)

– Tên tiếng Việt: Người xa lạ

– Năm xuất bản: 1942

– Thể loại: Tiểu thuyết

– Nội dung: Đây là một tác phẩm lạ thường nói về một người đàn ông bình thường trong khoảng thời gian ông bị tống giam vì tội giết người và ngồi chờ bị hành hình. Trong thời gian đó, ông đã suy nghĩ rất nhiều về cuộc đời mình và ao ước được quay trở về cuộc sống yên bình trước đây.

– Độ dài: 117 trang

– Trình độ: Intermédiaire (A2) – Seuil (B1)

Mẹo đọc sách và truyện tiếng Pháp hiệu quả

Khi đọc sách và truyện tiếng Pháp thường xuyên, bạn sẽ có tư duy tốt hơn trong cách trình bày bài viết của mình, giúp bạn linh hoạt hơn trong việc sử dụng từ ngữ, tránh lặp từ trong bài viết. Đây là một số lời khuyên giúp bạn đọc sách và truyện tiếng Pháp hiệu quả mà không nhàm chán:

1. Chia nhỏ và chủ động đọc: Thay vì cố gắng “nuốt gọn” một cuốn sách trong một lần, bạn chỉ cần dành thời gian mà bạn cảm thấy thoải mái và dễ chịu để đọc sách “chill chill”. Đừng cố gò ép bản thân phải ghi nhớ tất cả từ vựng tiếng Pháp có trong sách, hãy để não bộ tiếp nhận thông tin theo cách tự nhiên nhất, đồng thời duy trì mức độ tập trung khi đọc hơn.

2. Ghi chép từ / cụm từ mới: Trong sách sẽ có những câu nói hoặc cụm từ hay ho khiến bạn tâm đắc, hãy ghi chép những từ / cụm từ đó lại để làm giàu vốn từ vựng tiếng Pháp của bản thân.

3. Đọc lại và ứng dụng tiếng Pháp để củng cố kiến thức: Lặp lại là một trong những cách tốt nhất để củng cố kiến thức. Khi bạn đọc lại, bạn có thể nhận ra những điều bạn đã bỏ sót hoặc hiểu rõ hơn về nội dung của quyển sách đó. Ngoài ra, đừng bỏ quên việc áp dụng những gì đã học được vào các tình huống sử dụng tiếng Pháp thực tế, hãy biến kiến thức trên sách vở trở thành kỹ năng trong thực tiễn.

4. Tạo thói quen và lựa chọn sách phù hợp: Để duy trì thói quen đọc sách hiệu quả, hãy chọn những cuốn sách phù hợp với sở thích và mục tiêu cá nhân. Điều này sẽ giúp bạn duy trì thói quen đọc sách, giúp tiếp cận và tiếp thu kiến thức tự nhiên hơn.

Với những mẹo này, việc đọc sách hoặc truyện tiếng Pháp không chỉ trở nên hiệu quả hơn mà còn mang lại cho bạn những trải nghiệm học hỏi sâu sắc và thú vị. Đến với CELFA – Trung tâm ngoại ngữ Pháp Anh Ứng Dụng, bạn sẽ được đắm mình vào thư viện sách / truyện tiếng Pháp có tại CELFA. Nhanh tay đăng ký các khóa học tiếng Pháp tại CELFA để được học với đội ngũ giáo viên giáo viên tâm huyết, uy tín, trình độ chuyên môn cao đến từ trường Đại học Sư phạm TPHCM.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *